Travel Blog

Bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam?
Bằng lái xe quốc tế có được lái xe ở Việt Nam?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ có giấy phép lái xe quốc tế IDP (International Driving Permit) là có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.

IDP do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm khu vực hành chính) tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 (Công ước Viên) cấp, có giá trị như bản dịch giấy phép lái xe của một quốc gia sang nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Các loại bằng lái xe quốc tế khác sẽ không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.

Người có IDP do các nước tham gia Công ước Viên cấp tham gia giao thông ở Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển. (Ảnh minh họa: PC08)

Mặc dù vậy, theo thông tư 29/2015/TT-BGTVT về sử dụng giấy phép lái xe quốc tế, người có IDP do các nước tham gia Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển và phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.

Thêm vào đó, người có IDP vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng IDP có thời hạn thì thời hạn bị tước không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam.

Bên cạnh đó, thông tư này cũng quy định rõ, bằng lái xe IDP do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, người có IDP do Việt Nam cấp khi điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước tham gia Công ước Viên phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia; tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của nước sở tại.

 

Giấy phép lái xe quốc tế IAA

Giấy phép lái xe quốc tế IAA (International Driving Permit - IAA) là một giấy phép lái xe được công nhận quốc tế, giúp chủ sở hữu lái xe ở nước ngoài. Bằng lái này được phát hành bởi Hiệp hội Ô tô quốc tế (International Automobile Association - IAA), một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ.
Bên trong Giấy phép lái xe quốc tế IAA sẽ có thông tin của người sở hữu cùng danh sách các quốc gia chấp nhận loại bằng này và được dịch ra thành 8 loại ngôn ngữ để cảnh sát các quốc gia có thể đọc và hiểu được nội dung của giấy phép lái xe quốc tế này.

xehay-gplx-240822-120220826170901.7635800.jpg

Bên cạnh quyển sổ bằng lái quốc tế IAA với đầy đủ thông tin chi tiết, người dùng còn được cấp một thẻ nhựa với hình ảnh scan rõ nét, chất lượng của chữ ký và ảnh của người sở hữu bằng.
Mức thời hạn sử dụng bằng phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của người sử dụng, bạn có thể đăng ký thời hạn sử dụng giấy phép IAA là 3 năm, 5 năm, 10 năm hoặc thậm chí là 20 năm.
Mặc dù vậy, giấy phép lái xe IAA không có giá trị sử dụng tại Việt Nam.

LƯU Ý CHÍNH: 

Giấy phép lái xe quốc tế IDP:
- Chỉ IDP được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các quốc gia tham gia Công ước Viên mới có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam.
- Người sử dụng IDP phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia phù hợp với hạng xe điều khiển và tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.
- IDP vi phạm pháp luật giao thông đường bộ Việt Nam có thể bị tước quyền sử dụng với thời hạn không quá thời gian cư trú tại Việt Nam.
Giấy phép lái xe quốc tế IAA:
- Giấy phép IAA là một loại giấy phép lái xe quốc tế được công nhận bởi Hiệp hội Ô tô quốc tế (IAA).
- Mặc dù IAA có thể được sử dụng ở nhiều quốc gia khác nhau và được dịch ra nhiều ngôn ngữ, nhưng nó không có giá trị sử dụng tại Việt Nam.
- IAA có thể được phát hành với thời hạn sử dụng từ 3 đến 20 năm, phụ thuộc vào nhu cầu và mong muốn của người sử dụng.
Quy định của Thông tư 29/2015/TT-BGTVT:
- Thông tư này quy định rõ việc sử dụng IDP và giấy phép lái xe quốc gia phù hợp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại Việt Nam.
- Nó cũng xác định rằng giấy phép lái xe IDP do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trong lãnh thổ Việt Nam và người có IDP do Việt Nam cấp phải tuân thủ pháp luật giao thông của nước sở tại.