Reiseblog

Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang

Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang được xem là lễ hội quan trọng với người dân ở đây. Một phần vì đó là truyền thống của dân tộc, một phần là để khẳng định mình với tất cả mọi người do đây được xem là lễ trưởng thành của những nam nhân trong bản làng, đánh dấu cột mốc có thể tham gia vào những chuyện lớn, chuyện gia đình, chuyện buôn làng.

1. Giới thiệu

Ngày diễn ra Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang sẽ được chọn rất kỹ vì đây là một lễ rất quan trọng với những thanh thiếu niên, trưởng thành là nam giới có độ tuổi từ 12 - 30 tuổi có khi là những người đã lớn tuổi. Một Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang diễn ra thì chỉ cấp tối đa là 13 người nếu ít hơn thì phải là số lẻ và địa điểm là ở nhà trưởng họ tộc.

Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang được xem là bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ở đây có cái nét riêng, có cái hồn riêng của mỗi dân tộc, mọi thứ ở đây đều mang giá trị truyền thống tốt đẹp, mỗi người dân cần phải lưu giữ và phát huy truyền nối cho những thế hệ sau. Các điều giáo huấn được thực hiện bằng lời thề dưới sự chứng kiến của tổ tiên và các quan âm binh nên tính giáo dục càng có giá trị. Theo truyền thống ở đây tin rằng, những thanh niên nào đã trải qua Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang thì mới có tâm, có đức, mới biết lẽ phải trái ở đời, hướng tới việc thiện, không làm điều ác và có một điều đặc biệt là được công nhận là con cháu của Bàn Vương.

Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang - Lễ hội trưởng thành của bà con vùng cao 2

Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang - Lễ hội trưởng thành đặc sắc

Người dân tộc Dao ở Hà Giang quan niệm rằng, nếu đàn ông chưa được trải qua Lễ hội Cấp Sắc thì cho dù có lớn tuổi, có già đi chăng nữa thì vẫn được xem là trẻ con vì chưa từng được thầy cấp sắc, chưa được cấp đạo sắc, chưa có tên âm. Còn người trẻ tuổi mà đã trải qua cấp sắc thì vẫn được xem là người trưởng thành, đều được tham gia những việc quan trọng trong làng, gia đình và còn được giúp việc cho thầy cúng hoặc đứng ra cúng bái. 

Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang được chia thành nhiều cấp bậc. Ở bậc đầu tiên, người thụ lễ sẽ được cấp 3 đèn và 36 binh mã - Đây là nghi thức thông thường được diễn ra trong Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang. Tiếp đến là bậc thứ 2, sẽ được cấp thêm 7 đèn và 72 binh mã và bậc cuối cùng sẽ là 12 đèn và 120 binh mã. Sau khi trải qua 3 cấp bậc, người nam đã thông qua lễ trưởng thành và có quyền được làm thầy đứng ra cúng bái.

Lễ hội Cấp Sắc sẽ được chia thành nhiều cấp bậc

2. Những nét độc đáo trong Lễ hội Cấp Sắc.

2.1 Những chuẩn bị trước khi diễn ra Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang

Trước ngày diễn ra Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang khoảng vài tháng, gia đình có con sắp được cấp sắc phải đem lễ vật đến nhà thầy cúng và thỉnh mời thầy cúng tiến hành xem ngày lành, tháng tốt và sẽ cùng dòng họ họp bàn với nhau để chuẩn bị cho ngày trọng đại. Mỗi người họ hàng của người thụ lễ phải mang theo rượu, tiền mừng và mỗi người được phân công một việc như đi mời những người dân trong thôn, nấu ăn, dọn dẹp, chuẩn bị y phục thầy cúng,...

Người được thụ lễ phải kiêng cử những việc như hát hò, cãi nhau, ngủ chung, nói tục, không được gần gũi phụ nữ. Trong mỗi lễ cấp sắc phải đảm bảo đủ 6 thầy cúng các nhiệm vụ và các nghi thức lớn nhỏ khác nhau.

Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang - Lễ hội trưởng thành của bà con vùng cao 4

Người thụ lễ phải chuẩn bị nhiều vật phẩm, bao gồm cả áo của thầy cúng

2.2 Chính thức bước vào Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang

Đến ngày đã chọn, buổi Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang sẽ  được tổ chức và kéo dài trong suốt 3 ngày liền (Thời gian gần đây thì được giảm số lượng ngày, có khu vực chỉ tổ chức 2 ngày 1 đêm hoặc ít hơn như vậy). Lễ diễn ra với nhiều nghi lễ, thủ tục, các vị thầy cúng sẽ phải tẩy uế cơ thể và đánh trống mời các vị tổ tiên về tham dự, làm lễ khai đàn nhằm thông báo cho các vị tổ tiên biết lí do của buổi lễ, xin các vị thần linh cho những vị tổ tiên có thể tìm về được đúng nhà, cầu mong các vị thần linh và tổ tiên phù hộ cho buổi lễ và phù hộ cho những đứa trẻ trưởng thành.

Các thầy cúng sẽ cúng ở bàn thờ tổ tiên của nhà thầy trước để xin sự bảo vệ và giúp đỡ. Tại nơi diễn ra Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang, những vị thầy cúng sẽ treo tranh của Ngọc Hoàng và các vị thần thánh mà người Dao tin tưởng, tôn sùng. Lập bàn thờ tổ tiên của người được thụ lễ và có thêm bàn thờ của các thần thánh. Và khi thực hiện hành lễ, các vị thầy cúng sẽ phải đọc rất nhiều bài cúng, sẽ phải múa, đọc thần chú, thể hiện pháp thuận theo phong tục của người Dao được chép trong các sách cấp sắc. 

Người thụ lễ, và nếu anh ta đã có vợ thì vợ anh ta cũng phải thực hiện múa theo các động tác nghi lễ theo sự hướng dẫn của các vị thầy cúng. Theo đó người thụ lễ phải ngồi xổm dưới đất, không được động đậy, các ngón tay sẽ đan vào các ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, sau hết một tiếng sẽ được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một chiếc võng đã được canh sẵn có 3-4 người đỡ.

Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang - Lễ hội trưởng thành của bà con vùng cao 5

Đọc sớ cầu nguyện và mua theo những điệu nhảy là một điều tất yếu trong lễ hội Cấp Sắc

Trong lúc trình diện trong Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang, gia chủ sẽ phải mổ lợn để tế lễ tổ tiên. Tiếp theo đó tại lễ thụ đèn, người được cấp sắc phải ăn mặc chỉnh tề ngồi trước bàn thờ, hai tay giữ một cây tre, nứa, ngang vai có đục và xuyên một thanh ngang dài vừa tầm vai để thầy đốt đèn, đặt nến để làm lễ. Người thụ lễ được cấp đạo sắc với 10 điều cấm và 10 điều nguyện. Điều quan trọng nhất trong các buổi lễ này là cấp pháp danh cho người thụ lễ, tên âm của người thụ lễ cũng được ghi luôn trong đó để khi chết về được với tổ tiên. Người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và cha đẻ, sau đó quan sát và bắt buộc phải nhảy theo chỉ dẫn của thầy cúng một số điệu.

Phần quan trọng nhất trong Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang chính là vào buổi đêm, đây mới chính là thời khắc giữa phần lễ và phần hội được diễn ra. Khi chạy công việc một ngày bận rộn với việc cúng kiến, thì vào buổi tối người dân trong thôn sẽ kéo đến nhà gia chủ đông vui nhộn nhịp. Sau khi ăn uống xong bữa tối, các thầy cúng sẽ làm lễ đến tận sáng hôm sau, vừa cúng vừa múa kiếm, gõ nhịp trống. Tiếng chiêng, tiếng hát vang lên khi rộn rã, thúc giục, lúc lại khoan thai, nhẹ nhàng.

Sau khi kết thúc nghi lễ là gần sáng, các thầy cúng sẽ múa dâng rượu, lễ vật, nhảy múa 3 vòng ở ngoài sân và trong nhà để tạ ơn các thần linh đã giúp đỡ tổ chức Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang thành công. Lễ Cấp Sắc này là một buổi lễ quan trọng, sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời đứa trẻ, cậu bé đã được tổ tiên, xóm làng công nhận là người trưởng thành, có một cái tên âm mới để giao tiếp với thế giới tâm linh, được tổ tiên bảo vệ, che chở, soi đường dẫn lối.

Tuy Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang diễn ra xong nghi lễ nhưng vẫn chưa thật sựu kết thúc hoàn toàn. Vào ngày Tết âm lịch cùng năm, người được cấp sắc phải đến nhà của vị thầy cúng mang theo giấy cúng, thịt lợn và một con gà đến nhà thầy để làm lễ tạ ơn (gọi là lễ tạ ơn, lễ bái sư ngày tết), thì mới gọi là hoàn tất xong xuôi mọi thứ. Thể hiện sự tín nghĩa, trước sau trong văn hóa cộng đồng người Dao ở Hà Giang.

Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang - Lễ hội trưởng thành của bà con vùng cao 6

Thầy cúng sẽ chỉ đạo những người được thụ lễ phải làm gì trong lễ hội

Lễ hội Cấp Sắc của người Dao Hà Giang mang một ý nghĩa giáo dục lớn, lễ cấp sắc là một trong những nghi thức quan trọng của đồng bào người Dao. Những thanh niên được làm lễ cấp sắc sẽ phải thực hiện lời thề trở thành một công dân tốt, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến nhưng vẫn giữ được bản sắc của dân tộc Dao.